svgImg

Nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ nhà máy, xí nghiệp chuyên nghiệp


Để nhà máy, xí nghiệp được an toàn, cần có đội bảo vệ chuyên nghiệp và hoạt động theo một quy trình chuẩn. Cùng Bảo vệ Ngày & Đêm tìm hiểu thêm về nhiệm vụ của từng vị trí nhân viên bảo vệ nhà máy, xí nghiệp trong bài viết sau đây!

Các nhiệm vụ bảo vệ trong nhà máy bao gồm bảo vệ cổng chính, nơi mà nhân viên kiểm tra và kiểm soát việc ra vào, đảm bảo chỉ có những người có nhiệm vụ mới được phép vào khu vực nhà máy. Bên cạnh đó, nhiệm vụ bảo vệ trong nhà máy còn bao gồm việc tuần tra, bảo vệ các vị trí khác trong nhà máy như khu vực xưởng sản xuất, kho hàng,…

Nhiệm vụ chính của bảo vệ nhà máy là theo dõi, kiểm soát hệ thống phòng cháy chữa cháy, an ninh, đảm bảo an toàn tại nơi làm việc. Bên cạnh đó, bảo vệ nhà máy còn giám sát bộ phận nhân viên thực hiện những quy định về trang phục, chấm công, đồng thời có quyền lập biên bản xử lý và báo cáo với cấp trên những nhân viên vi phạm.

1. Nhiệm vụ bảo vệ nhà máy tại cổng chính
Nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ cổng chính là theo dõi và giám sát tình trạng di chuyển, lượt ra vào của hàng hóa, tài sản, các phương tiện và con người. Khi làm việc ở bộ phận này, bảo vệ cần phải liên tục cập nhật các thông tin hoạt động hằng ngày.

Bên cạnh đó, bộ phận bảo vệ cổng chính cũng là hình ảnh đại diện cho bộ máy, đòi hỏi nhân viên phải có kỹ năng giao tiếp, ứng xử và khả năng quan sát, linh hoạt và nhanh nhẹn.

Chi tiết cụ thể:

Trực 24/24 tại vị trí cổng chính của nhà máy theo lịch đã được phân công
Duy trì và đảm bảo trật tự, an ninh tại toàn bộ khu vực cổng chính của nhà máy xí nghiệp
Thực hiện điều tiết các hoạt động giao thông của công nhân ngay trước cổng, giúp phương tiện lưu thông thuận lợi
Dịch vụ bảo vệ nhà máy kiểm soát việc đóng mở cổng xí nghiệp, chỉ mở cho người và phương tiện có đủ điều kiện ra vào nhà máy theo quy định
Kiểm soát luồng người và phương tiện vào/ra nhà máy theo quy định
Kiểm soát những thiết bị, tài sản nhà máy được đưa qua cổng chính dựa theo quy định, quy trình bảo vệ nhà máy của xí nghiệp
Nhận và lưu bưu kiện, bưu phẩm của cán bộ văn phòng nhà máy, xí nghiệp theo quy định
Dịch vụ bảo vệ nhà máy tiếp nhận các cuộc gọi từ tổng đài điện thoại, nối máy đến các bộ phận, phòng ban,… trong nhà máy
Theo dõi camera đặt trong phòng bảo vệ để giám sát các hoạt động của nhà máy, phát hiện các dấu hiệu bất thường kịp thời
Nhận hồ sơ xin việc của ứng viên gửi đến nhà máy, xí nghiệp và bàn giao lại phòng tuyển dụng
Quản lý và ghi chép sổ sách theo quy định để không thất thoát tài sản
Báo cáo định kỳ hàng ngày, tuần, tháng hoặc đột xuất lên cấp quản lý
Phối hợp nhịp nhàng với các bảo vệ nhà máy khác trong xí nghiệp để đảm bảo an ninh chung

2. Nhiệm vụ bảo vệ nhà máy tại vị trí tuần tra 
Nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ tuần tra nhà máy là phát hiện kịp thời những sự cố về máy móc, cháy nổ tại các khu vực trong và ngoài nhà máy. Bên cạnh đó, nhân viên ở bộ phận này còn có trách nhiệm kiểm tra hệ thống, các công cụ phòng cháy chữa cháy, khắc phục những tình huống xảy ra bất ngờ để không gây ra nhiều thiệt hại về người. 

Cuối cùng, nhân viên cũng phải đảm bảo cửa sổ, cửa ra vào cần được khóa an toàn, tránh để kẻ xấu xâm nhập vào lấy cắp đồ đạc, trang thiết bị.

Nhiệm vụ cụ thể:

Thực hiện tuần và tra kiểm soát nhà máy theo lịch đã được phân công
Tiến hành tuần tra theo lịch trình đã được lên sẵn một cách tuần tự, đi từ điểm đầu đến điểm cuối, dùng máy tuần tra
Kiểm tra và thống kê đầy đủ tài thiết bị, tài sản theo danh sách đã được cung cấp, kịp thời phát hiện hư hỏng, thất thoát
Kiểm tra cẩn thận các điểm khuất, khu hàng rào bị hư hỏng, vị trí điểm mù camera, vị trí không có đèn,… đề phòng kẻ gian xâm nhập vào nhà máy trộm cắp
Kiểm tra hệ thống chiếu sáng, kỹ thuật, PCCC,… xem có hoạt động tốt hay không, kịp thời phát hiện hết hạn, hư hỏng hoặc chập cháy
Phối hợp với quy trình bảo vệ nhà máy các vị trí khác trong nhà xí nghiệp khi xuất hiện vấn đề khả nghi về an ninh, an toàn tại nhà máy, xí nghiệp
Điều tiết giao thông nội bộ bằng cách hướng dẫn, chỉ dẫn cho người và phương tiện đi lại trong nhà máy, xí nghiệp
Khi được yêu cầu, bảo vệ thay các vị trí cố định khác trong ca làm việc
Hỗ trợ bảo vệ cổng chính vào giờ cao điểm, đặc biệt là giờ vào ca và tan ca
3. Nhiệm vụ bảo vệ nhà máy tại vị trí xuất nhập hàng hóa 
Nhiệm vụ của bảo vệ tại vị trí xuất nhập hàng hoá là là giám sát, kiểm tra mọi hoạt động liên quan đến hàng hóa từ lúc đưa hàng từ kho lên xe để xuất ra ngoài hoặc đưa hàng từ xe xuống và nhập vào kho.

Quy trình xuất nhập hàng hóa ở mỗi nhà máy sẽ khác nhau, tuy nhiên nhìn chung nhiệm vụ chính vẫn là bảo vệ và đòi hỏi nhân viên ở vị trí này phải am hiểu về mặt hàng mà nhà máy đang sản xuất hoặc nhập về.

Nhiệm vụ cụ thể:

Đảm bảo thời gian các ca trực tại vị trí xuất nhập hàng hóa theo lịch đã được phân công
Duy trì trật tự và an ninh chung tại khu vực này

Ra hiệu lệnh sắp xếp thứ tự xe nhập hàng, xe của này cung cấp,… để sắp xếp theo thứ tự nhất định
Phối hợp với bảo vệ nhà máy tại cổng chính để điều tiết xe vào khu giao – nhận hàng nhanh chóng
Dựa theo hồ sơ chứng từ có đủ mộc, chữ ký từ nhà máy để giám sát việc xuất hàng
Kiểm tra hàng hóa và đối chiếu với phiếu xuất hàng về số lượng hàng xuất khỏi kho, chủng loại và quy cách
Sau khi đơn hàng xuất xong, đóng cửa kho theo quy định
Tại vị trí xuất – nhập hàng của nhà máy, xí nghiệp, bảo vệ thực hiện giám sát cẩn thận
Kiểm tra tình trạng hàng hóa bao gồm hình dạng, đóng gói, nhiệt độ,… theo tiêu chuẩn của nhà cung cấp
Kiểm tra và đối chiếu số lượng, chủng loại của hàng hóa thực tế và thông tin trên phiếu giao hàng
Trách nhiệm đảm bảo hàng hóa nhập vào được lưu trữ trong kho theo đúng quy định
Phối hợp cùng bảo vệ ở vị trí cổng chính để kiểm soát hoạt động của xe giao hàng
Báo cáo đầy đủ về hoạt động xuất hàng, nhập hàng trong ca trực cho cấp quản lý

4. Nhiệm vụ bảo vệ nhà máy tại vị trí cửa xưởng sản xuất 
Nhiệm vụ nhân viên bảo vệ tại vị trí cửa sản xuất là đảm bảo an toàn tại các khu vực trong phân xưởng, kiểm soát công nhân ra vào phân xưởng phải tuân theo quy định của công ty.

Bên cạnh đó, bảo vệ nhà máy tại vị trí cửa xưởng sản xuất còn phối hợp với nhiều vị trí khác theo phân công của chỉ huy để đảm bảo an toàn và an ninh cho nhà máy.

Nhiệm vụ cụ thể:

Trực ca theo lịch đã phân công tại đúng vị trí cửa phân xưởng nhà máy
Đảm bảo an toàn, an ninh cho khu vực cửa phân xưởng
Kiểm soát ra vào của công nhân trong xưởng, đảm bảo công nhân không mang theo bất kỳ linh kiện, sản phẩm nào ra ngoài
Kiểm tra công nhân vào phân xưởng phải mặc đúng đồng phục và đồ bảo hộ theo quy định
Kiểm soát thời gian công nhân xin phép ra ngoài trong giờ làm
5. Nhiệm vụ của ca trưởng ca bảo vệ nhà máy
Ca trưởng bảo vệ là người đứng đầu có trách nhiệm giám sát, quản lý và bảo vệ an ninh tại các nhà máy, tòa nhà, khu công nghiệp, khu dân cư và nhiều địa điểm khác. Nhiệm vụ của ca trưởng ca bảo vệ nhà máy là lập kế hoạch, tổ chức và điều hành công tác bảo vệ an ninh tại địa điểm đã được giao, đồng thời đào tạo các nhân viên bảo vệ cấp dưới nhằm giúp các hoạt động bảo vệ được diễn ra theo đúng quy trình và mang lại hiệu quả tốt nhất.

Nhiệm vụ của ca trưởng bảo vệ nhà máy chia thành 3 mốc thời gian chính:

Đầu ca trực: 

Có mặt trước 30 phút và tiếp nhận danh sách bảo vệ ca trực từ chỉ huy trưởng
Tiến hành phân công vị trí trực cho từng nhân sự
Tiếp nhận bàn giao công việc từ trưởng ca trước
Tiếp nhận chỉ đạo công việc trong ngày từ chỉ huy trưởng
Tập hợp nhân sự trong ca trực
Thông tin đầy đủ về nội dung bàn giao của ca trực trước, nhiệm vụ trong ca trực hiện tại đến tất cả nhân sự
Trong ca trực:

Kiểm tra hoạt động của tất cả bảo vệ nhà máy, xí nghiệp tại vị trí được phân công
Tuần tra, đôn đốc, hỗ trợ và đào tạo bảo vệ tại từng vị trí trực
Tiến hành các công việc mà trưởng ca trực trước bàn giao
Tiếp nhận và xử lý thông tin từ các vị trí bảo vệ khác, lập biên bản, báo cáo lên cấp chỉ huy hoặc xin ý kiến chỉ đạo
Theo dõi camera thường xuyên để giám sát các hoạt động nhà máy
Kiểm tra hệ thống an toàn, an ninh, kỹ thuật bảo vệ nhà máy có hoạt động ổn định hay không
Tổng hợp lại toàn bộ diễn biến ca trực, sự việc, sự cố (nếu có)
Lập báo cáo ca trực
Kết thúc ca trực:

Bàn giao ca trực cho ca trưởng sau, bao gồm các công cụ, dụng cụ cần thiết
Báo cáo lên chỉ huy trưởng về diễn biến ca trực và những các công việc cần đề xuất (nếu có)
6. Vai trò, nhiệm vụ của chỉ huy trưởng/ đội trưởng đội bảo vệ nhà máy 
Đội trưởng bảo vệ là người quản lý về số lượng và chất lượng, điều động nhân viên theo yêu cầu. Đây cũng là người chỉ huy có vai trò và trách nhiệm cao nhất trong việc bảo vệ nhà máy. 

6.1. Chức năng
Khi đảm nhận vị trí chỉ huy trưởng/ đội trưởng đội bảo vệ mục tiêu nhà máy, bạn cần có trách nhiệm:

Đại diện cho công ty bảo vệ làm việc tại xí nghiệp, nhà máy
Quản lý trực tiếp đội ngũ bảo vệ của công ty đang làm việc tại nhà máy
Lên kế hoạch và triển khai hoạt động bảo vệ nhà máy theo hợp đồng
Xây dựng mối quan hệ và phối hợp với cơ quan hữu trách tại địa phương
Quản lý công cụ, dụng cụ hỗ trợ của công ty bảo vệ tại nhà máy
6.2. Nhiệm vụ 
Ở vị trí chỉ huy trưởng/ đội trưởng đội bảo vệ mục tiêu nhà máy, bạn cần thực hiện các nhiệm vụ quan trọng sau:

Tiếp nhận tổng số nhân sự bảo vệ mà công ty điều động xuống
Bố trí nơi ở  và chăm lo đời sống cho nhân viên bảo vệ (nếu cần)
Hướng dẫn và hỗ trợ cho nhân viên mới

Đào tạo, tập huấn để nâng cao kỹ năng cho nhân viên trong quy trình bảo vệ nhà máy
Phổ biến quy định và quy trình bảo vệ nhà máy xí nghiệp cho bảo vệ mới
Xây dựng quy trình làm việc khoa học dựa trên yêu cầu của đại diện chủ quản và phương án bảo vệ, hướng dẫn cho nhân viên bảo vệ
Lên ca và lịch trực cho nhân viên bảo vệ tại từng vị trí trong nhà máy
Kiểm tra, đánh giá, động viên nhân viên bảo vệ dưới quyền quản lý
Đảm bảo hoạt động bảo vệ nhà máy 24/24, kịp thời có mặt tại mục tiêu khi xảy ra bất thường
Nhận báo cáo từ ca trưởng và nhân viên bảo vệ về sự việc xảy ra trong ca trực
Tiến hành xử lý các vụ việc liên quan trong thẩm quyền cho phép
Đào tạo, tập huấn, diễn tập định kỳ cho nhân viên bảo vệ
Báo cáo hoạt động bảo vệ hàng ngày theo quy định
Báo cáo cho cơ quan hữu trách tại địa phương về hoạt động bảo vệ tại nhà máy, xí nghiệp
Báo cáo lên công ty bảo vệ nhà máy về hình hình hoạt động, đề xuất bổ sung nhân sự hoặc dụng cụ cần thiết
Lập kế hoạch công việc trong tháng, xin xác nhận từ nhà máy để gửi về công ty bảo vệ làm hồ sơ thanh toán
Chấm công và tổng hợp bảng công của nhân viên, nộp về công ty để tính lương
Tuyển dụng nhân sự để phòng trường hợp thiếu nhân lực trong quá trình hoạt động
6.3. Quyền hạn
Khi làm việc ở vị trí chỉ huy trưởng/ đội trưởng đội bảo vệ, bạn cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

Điều hành đội ngũ bảo vệ tại nhà máy, xí nghiệp
Đánh giá mức độ hoàn thành công việc của đội ngũ bảo vệ tại cấp quản lý
Đình chỉ và lập biên bản nhân viên 1 ngày nếu vi phạm quy định
Cho nhân viên nghỉ dưới 3 ngày nếu sắp xếp được nhân sự
Đề xuất khen thưởng bảo vệ đạt thành tích tốt trong quá trình làm việc
Kiến nghị kỷ luật bảo vệ vi phạm nội quy trong quy trình bảo vệ nhà máy
Từ chối tiếp nhận bảo vệ nhiều lần vi phạm, hồ sơ không đạt yêu cầu hoặc không có đủ năng lực thực hiện công việc
Tiến cử nhân sự ứng tuyển quản lý, ca trưởng trong thời gian công ty tuyển dụng
7. Yêu cầu của nhân viên bảo vệ nhà máy
Tại nhà máy, xí nghiệp, nhiệm vụ chung của nhân viên bảo vệ như sau:

Tham gia tất cả các khóa đào tạo nghiệp vụ bảo vệ nhà máy, xí nghiệp theo quy định
Tìm hiểu và nghiên cứu kỹ các phương án bảo vệ nhà máy, xí nghiệp

Tiếp nhận và nắm vững quyền hạn, nghĩa vụ, trách nghiệm của người làm bảo vệ
Nắm đầy đủ các quy định, nội quy và quy trình bảo vệ nhà máy làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp
Tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật về hoạt động bảo vệ và từ công ty bảo vệ
Mặc đồng phục theo quy định, chuẩn bị dụng cụ bảo hộ và đồ dùng bảo vệ cần thiết
Báo cáo, bàn giao công việc, giao ca đúng giờ mỗi ngày, quy trình bảo vệ nhà máy theo quy định
Dũng cảm, cầu thị và trung thực trong suốt thời gian làm nhiệm vụ bảo vệ
Bảo vệ an toàn cho tính mạng con người và tài sản tại các xí nghiệp, nhà máy
Duy trì sự ổn định về an ninh, trật tự tại nhà máy, xí nghiệp
Bên cạnh đó, để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhân viên bảo vệ nhà máy cần đáp ứng được một số yêu cầu cũng như đòi hỏi trang bị những kỹ năng, kiến thức cần thiết bao gồm:

Tính chất hoạt động của nhà máy: Nhân viên bảo vệ nhà máy cần hiểu rõ về hình thức, cách thức hoạt động của nhà máy như hệ thống máy móc, quy trình sản xuất, hệ thống an ninh và những sự cố có thể xảy ra ở nhà máy để có thể đảm bảo an toàn, an ninh cho nhà máy.
Kỹ năng xử lý tình huống: Trong quá trình làm việc, nhân viên bảo vệ nhà máy có thể phải đối mặt với những tình huống khẩn cấp hay nguy hiểm. Do đó, họ cần phải trang bị những kỹ năng xử lý tình huống như kỹ thuật xử lý các sự cố cháy nổ, kỹ năng tự vệ, phòng cháy chữa cháy,…
Kỹ năng giao tiếp: Nhân viên bảo vệ nhà máy cũng thể hiện phần nào bộ mặt của nhà máy, do đó nhân viên cần có khả năng giao tiếp tốt với khách hàng ra vào, các thành viên khác trong nhà máy.
Kiến thức về trang thiết bị: Nhân viên bảo vệ nhà máy cần nắm vững kiến thức về trang thiết bị và cách sử dụng. Điều này giúp họ đảm bảo sử dụng thành thạo trang thiết bị một cách an toàn, tránh gây hỏng hóc trang thiết bị quan trọng bảo vệ tài sản và an ninh của nhà máy.

Bảo Vệ Khu Công Nghiệp

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ BẢO VỆ NHẤT LONG